Đa phần các bạn trước khi quyết định niềng răng thường lo lắng về các vấn đề như thẩm mỹ, ảnh hưởng sinh hoạt, giao tiếp và đặc biệt là cảm giác đau trong quá trình niềng răng. Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho các bạn câu hỏi “Niềng răng có đau không?”
1. Niềng răng có đau không?
Quá trình niềng răng diễn ra trung bình khoảng 1,5-2 năm. Khi niềng răng, bạn phải trải qua nhiều giai đoạn. Trong từng giai đoạn, bạn có thể cảm thấy mức độ đau, ê buốt không giống nhau.
● Giai đoạn đặt thun tách kẽ: Thun tách kẽ thường dày khoảng 2mm được đặt vào kẽ hở hai răng nhằm mục đích tạo khoảng trống giúp răng di chuyển khi niềng. Sau khi đặt thun tách kẽ, bạn sẽ cảm thấy hơi ê răng, cộm, khó chịu hoặc hơi đau khi nhai, nhức nhẹ như bị vướng thức ăn ở vị trí đặt thun. Vài ngày sau đó cảm giác này sẽ giảm dần và hết hẳn.
● Giai đoạn gắn mắc cài, dây cung: ở giai đoạn này các bộ phận như má, môi, nướu, lưỡi chưa thích ứng kịp với bộ dụng cụ “lạ lẫm” nên có thể sẽ vướng víu, khó chịu, cộm khi nhai, giao tiếp… Chỉ sau vài tuần, khi đã quen dần với những “người bạn mới” trên răng, bạn sẽ thấy việc đeo mắc cài hoàn toàn bình thường và việc nhai cũng trở nên thoải mái hơn.
● Giai đoạn nhổ răng: Bạn có thể sẽ đau sau khi nhổ răng để tạo khoảng trống cho các răng di chuyển hoặc do lực kéo răng gây ra. Việc nhổ răng có thể gây đau tại vị trí nhổ 3-5 ngày.
● Siết răng định kỳ: Thời điểm bạn tái khám để kiểm tra sự dịch chuyển của răng, các bác sĩ sẽ tiến hành siết răng để răng dịch chuyển tới vị trí mong muốn. Việc điều chỉnh lực kéo này cũng khiến bạn cảm giác đau.
2. Bí quyết giảm đau khi niềng răng
Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm đau khi niềng răng:
● Dùng túi chườm đá: Bạn có thể sử dụng cách này để giảm đau sau mỗi lần siết răng. Hãy chườm túi đá trong 24 giờ đầu để làm giảm sưng và giảm đau cho hàm răng của bạn.
● Súc miệng bằng nước muối: Trong nhiều trường hợp khi niềng răng, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng viêm loét, nhiệt trong khoang miệng do cọ xát với mắc cài. Khi đó, bạn nên giảm đau bằng cách súc miệng với nước muối ấm trong khoảng 60 giây để làm giảm kích ứng và viêm loét.
● Bôi sáp nha khoa: Giảm đau khi niềng răng bằng cách bôi sáp nha khoa vào các vị trí sắc nhọn cọ xát vào mắc cài, dây cung. Khi đó, nướu không bị cọ xát với mắc cài giúp tránh được các tổn thương, bảo vệ mô mềm trong miệng.
● Ăn đồ mềm, ăn miếng nhỏ và nhai chậm: Khi niềng răng nếu bạn nhai đồ cứng, hàm răng của bạn sẽ cực kỳ đau nhức, thậm chí làm sai lệch vị trí của răng. Vì vậy, bạn cần lưu ý trong thực đơn của mình là các thực phẩm mềm như canh, súp, rau,… Đồng thời khi ăn bạn nên cắt thành từng miếng nhỏ vừa miệng để khi nhai không tác động mạnh lên răng niềng.
● Vệ sinh răng miệng thật kỹ: Khi ăn uống, các mảnh vụn thức ăn rất dễ bị giắt vào mắc cài hình thành nên các mảng bám và vi khuẩn gây ra nhiều bệnh lý về răng như viêm lợi, viêm nha chu,… Vì vậy, bạn cần vệ sinh răng miệng cẩn thận, bạn nên chải răng ít nhất 3 lần/ngày, đặc biệt là sau các bữa ăn để làm sạch các mảng bám.
Tham khảo thêm các thông tin hữu ích về chăm sóc răng miệng tại đây
Liên hệ nha khoa Xanh Dental để được tư vấn nhanh nhất về tất cả các vấn đề nha khoa :
Địa chỉ : 39 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0869 019 000
Fanpage : Nha khoa Xanh Dental
>> Xem thêm: Một số điều cần biết về niềng răng trong suốt