Hầu hết tất cả những người mới niềng răng đều lo lắng, không biết niềng răng nên ăn uống như thế nào để duy trì ổn định lực kéo của những mắc cài, cũng như không ảnh hưởng tới quá trình chỉnh nha. Cùng đi tìm những đáp án chính xác trong bài viết sau nhé!
1. Vì sao cần chú ý lựa chọn thực đơn cho người mới niềng răng?
Răng và hàm của người niềng sẽ trở nên yếu hơn trong quá trình sử dụng khí cụ niềng. Bởi hệ thống khí cụ đang tạo lực để đưa các răng lệch lạc về vị trí cần thiết và điều chỉnh đúng khớp cắn. Bên cạnh đó, mắc cài và dây cung được gắn chắc chắn lên bề mặt răng cũng gây ra cảm giác đau nhức, ê nhẹ, vướng víu cho người niềng trong thời gian đầu.
Vì thế việc ăn uống cẩn thận khi niềng răng sẽ giúp giảm được tình trạng đau nhức, ê răng. Vì sau khi niềng, răng đang trong quá trình di chuyển về đều và đúng vị trí trên khuôn hàm nên sẽ trở nên nhạy cảm và yếu hơn. Ngoài ra, tuân thủ chế độ ăn uống theo lời dặn Bác sĩ, sẽ được tăng cường sức khoẻ răng miệng, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Và có thể hạn chế được tình trạng sụt cân, hóp má.
2. Niềng răng nên ăn uống như thế nào?
Ở tuần đầu tiên sau khi thực hiện niềng răng và khoảng 2 đến 3 ngày sau mỗi đợt tái khám, xiết răng thì răng sẽ phải chịu một lực tác động rất mạnh. Đó là lí do vì sao người bệnh cảm thấy đau nhức, căng tức và khó chịu. Vì thế, thực đơn cho những người mới niềng răng nên ưu tiên các yếu tố như: lỏng, mềm, ít mảnh vụn và đặc biệt là phải đủ chất.
Những người niềng răng có thể tham khảo một vài gợi ý sau:
2.1. Chọn các món mềm, lỏng nếu không biết sau khi niềng răng nên ăn gì
Các món mềm, lỏng sẽ giúp giảm áp lực lên hàm răng và hạn chế miệng hoạt động do không cần phải nhai. Từ đó sẽ vừa giúp giảm đau, vừa không gây ảnh hưởng đến các mắc cài.
Một số loại thực phẩm mềm mà các bạn có thể tham khảo bao gồm: cháo, súp, nước dùng, thức ăn nấu kỹ, khoai tây nghiền, sinh tố trái cây…
2.2. Lựa chọn thực phẩm bổ sung các dưỡng chất
- Sữa và chế phẩm từ sữa: sữa chua, sữa chua uống, phô mai mềm, bánh ngọt, bơ,…
- Trứng và các món mềm từ trứng như trứng hấp, trứng flan, trứng sốt,…
- Thực phẩm có tính xốp: đậu phụ, bánh xốp, bột ngũ cốc,…
- Tinh bột thì nên ăn cháo, súp hoặc cơm nát, bún phở chần kĩ
- Thịt đỏ, thịt trắng, cá và các loại rau củ thì nên xay nhuyễn hoặc ninh nhừ
- Hoa quả nên được chế biến thành sinh tố hoặc hoa quả dầm…
Đối với các trường hợp đeo niềng, việc ăn uống cần phải thận trọng hơn và hoạt động ăn nhai cũng gặp khó khăn hơn so với bình thường. Do đó, người niềng răng luôn phải có chế độ ăn uống tỉ mỉ, chọn lựa những thực phẩm mềm và tốt cho răng miệng.
Thực hiện ăn uống theo tiêu chí ăn chậm nhai chậm và vệ sinh răng miệng một ngày từ 2 – 3 lần. Có một chế độ ăn tốt sẽ đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vừa giảm được các bệnh về đường tiêu hóa lại tập được cách ăn uống đảm bảo khoa học đầy đủ dinh dưỡng.
3. Hạn chế ăn gì sau khi niềng răng?
Thực phẩm cần tránh với niềng răng bao gồm:
- Thực phẩm cứng như các loại kẹo, hạt cứng….
- Thực phẩm giòn như bánh mì nóng, khoai tây chiên, bánh đa, bỏng ngô,…
- Thực phẩm dai như bánh mì kẹp, pizza, bánh dày, bánh nếp,…
- Thực phẩm dính như kẹo cao su, kẹo gôm,…
- Các loại trái cây như táo, xoài xanh, lê, ổi,… hay trái cây giòn.
Ngoài ra, hạn chế tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có đường trong khi niềng răng. Khi đường trộn với nước bọt, nó tạo ra một lớp màng dính (mảng bám) bao phủ răng.
Tham khảo thêm các thông tin hữu ích về chăm sóc răng miệng tại đây
Liên hệ nha khoa Xanh Dental để được tư vấn nhanh nhất về tất cả các vấn đề nha khoa:
Địa chỉ: 39 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0869 019 000
Fanpage: Nha khoa Xanh Dental
>>> Xem thêm: Một số điều cần biết về niềng răng trong suốt